Lầm tưởng thường thấy về chỉ số đo lường trong xây dựng cộng đồng
Về chỉ số đo lường, nhiều người sẽ nghĩ khi nào bắt đầu làm thì hãy đo, chưa làm thì đo như thế nào. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu tính toán theo khía cạnh xây dựng kế hoạch (planning) thì chỉ số đo lường chính là mục tiêu đo lường.
Chúng ta phải biết cần đo cái gì thì mới đo lường được, chính là việc suy nghĩ về điều muốn đạt được và muốn hướng tới. Thực tế, đây là là định lượng, định hình mục tiêu mình sẽ đi tới. Điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tới hướng đi của cộng đồng và cách thức chúng ta vận hành, phát triển cộng đồng đó.
Khi nhắc tới cộng đồng, nhiều người sẽ suy nghĩ đơn giản, xây dựng cộng đồng trực tuyến, như Cộng đồng Facebook hay Group Zalo, Group Telegram thì chỉ số quan trọng nhất chắc phải là thành viên cộng đồng. Có bao nhiêu thành viên trong cộng đồng? 5000, 10.000, 20.000 hay 50.000?
Số lượng thành viên trong cộng đồng là con số đầu tiên chúng ta cảm thấy tự hào, có thể khoe được. Đương nhiên số lượng thành viên cũng là một chỉ số tương đối có ý nghĩa, nó cho thấy cộng đồng có sự ủng hộ của member và nhận được sự quan tâm của nhiều người khác. Nhưng điều đó không nói lên về chất lượng hay không nêu được những khía cạnh và nhiều vấn đề khác nhau trong cộng đồng.
Ngoài thành viên cộng đồng, chúng ta sẽ có số lượng tương tác. Nhiều người nghĩ một cộng đồng mà vừa có nhiều thành viên, vừa có nhiều tương tác thì là tốt. Nhưng thật ra không phải cộng đồng nào cũng dựa vào tương tác để đánh giá chất lượng. Chỉ số tương tác chỉ là một trong nhiều chỉ số để đo lường sự phát triển của cộng đồng mà thôi.
Các loại chỉ số đo lường KPI trong Xây dựng cộng đồng
Nếu phải định hình một số chỉ số để đo lường, đánh giá hiệu quả chất lượng của một cộng đồng thì chúng ta sẽ đo lường và đánh giá dựa trên những gì? Theo tôi, có bốn loại chỉ số, trong mỗi loại chỉ số đó, có thể chọn ra một vài chỉ số và định hình rõ ràng hơn.
Purpose-driven KPI (Chỉ số mục tiêu)
Đây là loại KPI đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược cộng đồng đã đặt ra.
Ví dụ, chúng ta cần phải đo lường sau một khoảng thời gian nhất định làm cộng đồng này, chúng ta đã đi tới gần hơn với mục tiêu ban đầu đặt ra hay không? Những điều mà chúng ta đang làm có giúp tới gần hơn mục tiêu đó hay không?
Mục tiêu Cộng đồng Marketing là Nâng tầm tư duy của những người làm về Marketing, trong một năm vừa rồi chúng ta đã làm những gì để nâng tầm tư duy của những bạn làm Marketing tại Việt Nam?
Cộng đồng Mẹ đơn thân có mục tiêu là mang lại hạnh phúc, giúp cho các mẹ sống hạnh phúc hơn, trong một năm vừa rồi những hoạt động, buổi Workshop, chương trình chúng ta đã tổ chức có giúp chúng ta tới gần được hơn với mục tiêu đó hay không?
Grow KPI (Chỉ số phát triển)
Grow KPI của cộng đồng bao gồm những gì? Grow KPI liên quan đến sự tăng trưởng của cộng đồng về số lượng thành viên và mức độ tương tác của họ. Chỉ số này càng phát triển thì chứng tỏ cộng đồng đang lớn lên càng nhanh và càng mạnh mẽ.
Một cộng đồng có số lượng thành viên càng tăng thì chứng tỏ những cái giá trị tốt đẹp của cộng đồng chúng ta đang được lan tỏa, nó ngày càng thu hút được nhiều người hơn. Mức độ tương tác cho thấy cộng đồng đang có giá trị, đang được nền tảng đánh giá tốt nên được nhận nhiều tương tác và được nhiều người chú ý, nhìn thấy hơn.
Activation KPI (Chỉ số hoạt động)
Tôi nghĩ Activation KPI là một chỉ số mà ít người nghĩ tới. Khi xây dựng một cộng đồng, chúng ta cần chú ý: cộng đồng không chỉ tồn tại mà phải có những hoạt động mang lại giá trị cho các thành viên. Trong một trong một khoảng thời gian, chúng ta đã tổ chức và thúc đẩy được bao nhiêu hoạt động, kết nối được bao nhiêu thành viên. Đó cũng là thứ giúp thúc đẩy chúng ta tới gần hơn với mục tiêu.
Ví dụ, mỗi quý, mỗi tháng nên có những buổi Coffee Talk, Webinar, Talkshow, buổi chia sẻ, hội họp thành viên và gặp mặt offline để các thành viên gặp gỡ và kết nối được với nhau.
Những hoạt động đó tùy theo nguồn lực và năng lực của đội ngũ vận hành, nếu tổ chức và thực thi được thì nó càng có giá trị hơn nữa.
Chúng ta thấy đã có bao nhiêu hoạt động, có bao nhiêu người biết tới, bao nhiêu người đăng ký và thực sự tham gia những sự kiện này. Tức là họ đăng ký xong và có thực sự tới tham gia không. Sau chương trình chúng ta cần đo lường đánh giá của thành viên về các hoạt động có thực sự hữu ích với họ? Tỉ lệ thành viên hoạt động trong nhóm, tỉ lệ người tham gia và quay lại tham gia các hoạt động nói lên nhiều điều về sức khỏe cộng đồng.
Financial Metrics (Chỉ số tài chính)
Một cộng đồng vẫn phải có những khía cạnh tài chính, có nguồn thu nhập. Nguồn thu nhập của cộng đồng sẽ đến từ doanh thu bán vé cho các sự kiện, đến từ tài trợ, hợp tác với các thương hiệu, từ phí thành viên, từ những chương trình tạo ra giá trị cho thành viên cộng đồng.
Cộng đồng cũng sẽ phải có một số chỉ tiêu về tài chính. Khi đạt được chỉ tiêu này, xây dựng được quỹ tài chính có thể vận hành cộng đồng ổn định và bền vững.
Khi xây dựng mục tiêu cho cộng đồng, chúng ta nên suy nghĩ theo từng nhóm mục tiêu. Áp dụng các chỉ số đo lường (KPI) vào chiến lược xây dựng cộng đồng của mình một cách có mục tiêu sẽ giúp cho cộng đồng phát triển đầy đặn hơn, rõ ràng hơn, bền vững hơn và nhiều giá trị hơn.
Bùi Quang Tinh Tú
Founder Envision Nexus - Hệ sinh thái cộng đồng hơn 5 triệu thành viên tại Việt Nam.