Tôi đã bắt đầu xây dựng cộng đồng từ cách đây hơn 10 năm, vốn chỉ bắt đầu chỉ là một group nhỏ anh em làm nghề Marketing, cùng ngồi nói chuyện nghề. Chúng tôi gọi nhóm này là Underground Agency Network, viết tắt là UAN Marketing. Qua 10 năm hoạt động cộng đồng, từ online đến offline và làm cộng đồng ra tiền, tôi rút ra được một điều: Xây dựng cộng đồng cũng giống như làm bất cứ thứ gì khác. Nếu chúng ta có một Framework, có triết lý để làm thì cách làm của chúng ta có thể sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bắt đầu từ đâu khi xây dựng cộng đồng, xây dựng group?
Một trong những câu hỏi có khá nhiều bạn có thể thắc mắc: “Bây giờ nếu muốn tự bắt đầu xây dựng một cộng đồng của mình thì sẽ cần phải làm những gì? Có những bước như thế nào để thực hiện?”
Hoặc “Em đang sở hữu cộng đồng, làm sao để em giúp cộng đồng của mình phát triển hơn? Cộng đồng em đang có nhiều vấn đề, em cần phải làm gì để giải quyết cho cộng đồng của mình?”
Sẽ có một cách giống như 10 năm trước tôi bắt đầu làm. Cách đầu tiên chính là… cứ làm thôi. Chúng ta làm một cách cảm tính. Chúng ta nghĩ rằng cái gì tốt thì chúng ta làm cái đó. Ngay cả khi mình không biết cần phải làm gì, mình vẫn cứ làm, giống như mình là một Founder, là người tạo ra cộng đồng đó, mình nghĩ là cái gì tốt thì mình làm một cách cảm tính. Đó cũng là một cách.
Nhưng qua 10 năm làm thì tôi rút ra được một số kinh nghiệm từ chính những thất bại, những thành công và quá trình chiêm nghiệm, để tạo ra một framework mà tôi gọi là Mô Hình Xây Dựng Cộng Đồng Bền Vững.
Xây dựng cộng đồng với Sustainable Community Framework
Community Framework có thể hiểu là những bước, một kế hoạch, đồng thời cũng là một mô hình để chúng ta triển khai một cộng đồng.
Nếu chưa có cộng đồng thì chúng ta có thể dựa theo từng bước trong Framework để xây dựng cộng đồng. Nhưng nếu có cộng đồng rồi, chúng ta vẫn có thể dựa vào Framework này để chẩn đoán những “bệnh” và những vấn đề đang có của cộng đồng để giải quyết, xử lý nó tốt hơn.
Mô hình Sustainable Community Framework này đến từ những kinh nghiệm của tôi và sự nghiên cứu các cộng đồng khách trên thế giới. Kết hợp với việc quan sát cách thức hoạt động của các cộng đồng ở Việt Nam để đúc kết lại. Tôi nghĩ rằng mô hình này sẽ hữu ích, ít nhất là cho các bạn đang muốn xây cộng đồng từ con số 0 một nền tảng để bắt đầu.
Mô hình này sẽ có ba mục chính, và mỗi mục đó sẽ có những module nhỏ hơn ở bên dưới.
Thứ nhất là CORE - CỐT LÕI, phần bắt buộc phải có và cần ta suy nghĩ trước khi bắt tay vào xây dựng cộng đồng. Phần này sẽ định hình rõ ràng về mục tiêu tồn tại, nhóm đối tượng thành viên hay các chỉ số, chỉ tiêu đo lường của cộng đồng.
Thứ hai là EXPERIENCE - TRẢI NGHIỆM. Phần này nói lên tất cả những trải nghiệm của một thành viên trong cộng đồng, từ lúc họ bắt đầu tham gia tới lúc họ ra khỏi cộng đồng.
Cuối cùng là FUNDAMENTALS - CƠ BẢN , là những thứ rất cần thiết để thiết lập và vận hành cộng đồng đó hàng ngày. Chúng ta không tạo ra cộng đồng rồi để đó hoặc tạo ra cộng đồng chỉ để có tương tác. Cộng đồng là một tổ chức và đã là một tổ chức thì sẽ có những Daily Operation - vận hành hàng ngày, có những tác vụ cần được thực thi.
Khi hiểu hết tất cả những module này thì chúng ta có thể tự tạo ra một chiến lược cộng đồng, một mô hình cộng đồng thực thi được.
Vì nội dung các phần khá dài và chi tiết, tôi sẽ dẫn từng phần dưới đây để mọi người có thể tham khảo:
1, [Core] Cộng đồng cần phải có mục tiêu (Community Purpose)
2, [Core] "Khách hàng" của cộng đồng là ai? (Community Tribe)
3, [Core] Văn hóa của cộng đồng (Community Belief & Vibe)
4, [Core] "Số Má" Trong Cộng Đồng (Community Metrics)
5, [Core] Thương Hiệu Của Cộng Đồng (Brand of Community)
6, [Experience] Xây dựng trải nghiệm trong cộng đồng (Building Community Experience)
7, [Experience] Vì sao cộng đồng cần có các Nghi thức? (Rituals of Community)
8, [Experience] Có phải cứ có nhiều nội dung trong cộng đồng là tốt? (Community Content)
9, [Experience] Cộng đồng cần phải có Quy định (Rules of Community)
10, [Experience] Thành viên rời bỏ cộng đồng có phải là điều không tốt? (Community Entry & Transition)
11, [Experience] Phân chia vai trò trong cộng đồng! (Community Roles)
12, [Fundamentals] Vận hành và Quản trị cộng đồng! (Community Organization & Governance)
13, [Fundamentals] Làm thế nào để xây dựng tài chính cho cộng đồng? (Community Financing)
14, [Fundamentals] Nền tảng nào phù hợp để xây dựng cộng đồng? (Community Platforms)
15, [Fundamentals] Hệ thống dữ liệu của Cộng Đồng (Data of Community)
16, [Fundamentals] Cộng đồng có thể vận hành bởi một người hay không? (Community Builder)
Hy vọng Sustainable Community Framework - Mô hình xây dựng cộng đồng bền vững sẽ dần dần trở thành một thứ được nhiều người vận dụng và áp dụng hơn. Mô hình này đều có thể sử dụng cho một cá nhân hay một tổ chức, một doanh nghiệp nào đó muốn xây dựng cộng đồng của mình.
Bùi Quang Tinh Tú
Founder Envision Nexus - Hệ sinh thái cộng đồng hơn 5 triệu thành viên tại Việt Nam